Nội Dung
Các thủ tục đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu
Nền kinh tế quốc gia ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh cũng diễn ra sôi động hơn, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng, do đó hoạt động xuất – nhập khẩu diễn ra phổ biến đối với các công ty trong nước, nên việc cấp phép xuất nhập khẩu đòi hỏi phải nhanh chóng và kịp thời.
Vậy cần chuẩn bị những loại giấy phép nào để công việc của doanh nghiệp thuận lợi hơn? Để hoạt động xuất – nhập khẩu diễn ra đúng nguyên tắc các nhà đầu tư cần phải thực hiện các thủ tục sau:
1, Hồ sơ: Giấy tờ bắt buộc
– Bộ tờ khai hải quan (mua tại hải quan)
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): là giấy tờ do người xuất khẩu phát hành nhằm thu tiền người mua cho lô hàng bán theo thỏa thuận hợp đồng. Về cơ bản, hóa đơn sẽ có nội dung chính là: số và ngày lập hóa đơn; tên, địa chỉ người bán và người mua; thông tin hàng hóa như mô tả, số lượng, đơn giá, số tiền; điều kiện giao hàng; điều kiện thanh toán; cảng xếp, dỡ; tên tàu, số chuyến: 1 bản chính và 3 bản sao
– Phiếu chi tiết hàng hóa (Packing List): là loại giấy tờ thể hiện cách thức đóng gói của một lô hàng. Nó thể hiện lô hàng có bao nhiêu kiện, trọng lượng và dung tích bao nhiêu,…: 1 bản chính và 3 bản sao
– Hợp đồng thương mại (Sales Contract): là văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán với nhau và với các bên liên quan về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Trong văn bản này sẽ có các nội dung liên quan đến thông tin người mua, người bán, thông tin hàng hóa, điều kiện giao hàng, thanh toán,…
– Vận đơn (Bill of Lading): là giấy tờ chuyên chở hàng hóa do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng. Trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người nhận với đúng cam kết.
– Tờ khai hải quan (Customs Declaration): là văn bản mà nhà xuất nhập khẩu cần khai báo chi tiết về thông tin, số lượng, quy cách của hàng hóa cần xuất hay nhập khẩu. Đây là chứng từ cần thiết để kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu với các cơ quan hải quan để hàng đủ điều kiện xuất – nhập khẩu vào một quốc gia.
2, Hồ sơ: Giấy tờ không bắt buộc
Những giấy tờ này tùy theo hợp đồng thương mại mà có thể có hoặc không.
– Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): là chứng từ thể hiện sự xác nhận về phía người bán về lô hàng và số tiền cần thanh toán cho người mua ở mức giá cụ thể.
– Thư tín dụng (Letter of Credit): là thư do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoảng tiền nhất định, trong một khoản thời gian nhất định, nếu người xuất khẩu xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ.
– Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate): là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và dùng để điều tiết quan hệ giữa họ. Trong đó, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường nếu có tổn thất xảy ra vì những rủi ro hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh đó, người được bảo hiểm phải phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm.
– Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): là giấy tờ xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất ở vùng lãnh thổ hay quốc gia nào. Loại chứng từ này cũng khá quan trọng vì giúp chủ hàng được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt hay được giảm thuế.
– Chứng từ kiểm dịch (Phytosanitary Certificate): là chứng nhận do cơ quan kiểm dịch cấp để xác nhận lô hàng xuất nhập khẩu đã được kiểm dịch. Công tác kiểm dịch nhằm giúp ngăn ngừa không cho mầm bệnh theo hàng hóa truyền từ quốc gia này đến quốc gia khác.
Một số loại giấy tờ khác:
– Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality)
– Giấy chứng nhận kiểm định (Certificate of Analysis)
– Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate)
– Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate).
– L/C – Thư tín dụng bản sao (nếu có)
– C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ (bản chính)
– Bảo hiểm (bản chính)
– B/L – Vận tải đơn. Bản chính đối với thanh toán TT (chuyển tiền bằng điện), D/P (nhờ thu). Đối với thanh toán bằng L/C thì chỉ cần bản sao.
– Lệnh giao hàng (của hãng tàu)
– Giấy giới thiệu của công ty
3, Thủ tục đăng ký tờ khai hải quan
– Cầm B/L bản chính và giấy giới thiệu đến hãng tàu lấy D/O – lệnh giao hàng (đối với thanh toán L/C phải sử dụng B/L có ký hiệu).
– Sau đó đem bộ chứng từ đến phòng đăng ký tờ khai hải quan đăng ký và chờ hải quan phân công kiểm hóa rồi tiến hành kiểm hàng, tính thuế.
– Sau khi nộp thuế xong thì rút tờ khai, nhận hàng, thanh lý rồi chở hàng về.
Chú ý: Trong lúc đăng ký tờ khai và chờ phân công kiểm hóa
Xem thêm: Lập tờ khai thuế GTGT trên phần mềm kế toán